Cùng điểm danh những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng cùng quê hương Quảng Trị!
Cố nhạc sĩ Duy Khánh:
Duy Khánh (1936 – 2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh, là một nam ca sĩ người Việt. Ông nổi danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và “dân ca mới” của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về sau ông được xem như là một trong bốn giọng nam của nhạc vàng thời kỳ đầu (“tứ trụ nhạc vàng”), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc như Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê….
Duy Khánh sinh năm 1936 tại Làng An Cư – Xã Triệu Phước – Huyện Triệu Phong – Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng tộc gốc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn. Dòng họ Nguyễn này có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.
Cố nhạc sĩ Trần Hoàn
Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Sơn nữ ca (1948), Tìm em, Lời người ra đi (1950), Lời Bác dặn trước lúc đi xa (1998), Thăm Bến nhà rồng (1990), Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm… Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam.
Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này.
Cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Hoàng Thi Thơ (sinh 16 tháng 7 năm 1929 – mất 23 tháng 9 năm 2001) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông có những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt trước 1975. Một số bút hiệu khác của ông là Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê, Triệu Phong.
Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1 tháng 7 năm 1929 tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng họ Hoàng Hữu, một dòng họ khoa bảng có tiếng tăm ở đất Quảng Trị.
Ca sĩ Vân Khánh
Vân Khánh sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Thành, Vĩnh Linh, Quảng Trị, là nữ ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc dân ca, quê hương, đặc biệt là các bài hát về xứ Huế mộng mơ.
Vân Khánh bộc lộ tài năng ca hát của mình từ năm 12 tuổi, và được công chúng biết đến sau khi hát ca khúc Huế thương của nhạc sĩ An Thuyên.
Sau đó, cô tiếp tục cho ra mắt hơn 10 CD và Album nhạc quê hương được khán giả đón nhận nhiệt liệt. Vì những thành tích và đóng góp của mình, Vân Khánh được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Đinh Hương
Nổi lên từ cuộc thi Giọng hát Việt năm 2012 sau khi giành ngôi vị Á quân, Đinh Hương là một trong những nữ ca sĩ trẻ người Quảng Trị nổi bật trong thời gian gần đây.
Hiện nay, Đinh Hương vẫn theo đuổi nghiệp ca hát, cô ca sĩ này cho ra đời nhiều MV chất lượng và có hiệu ứng tốt đến với khán giả. Bên cạnh đó, Đinh Hương còn rất đa-zi-năng khi tham gia dẫn chương trình, trình diễn thời trang. Cô cũng là một trong số ít những nghệ sĩ trong showbiz được yêu mến nhờ lối sống không scandal.
Minh Thùy Vietnam Idol
Nói đến Minh Thùy, người ta nhớ ngay tới một ca sĩ có ngoại hình mũm mĩm nhưng sở hữu giọng ca đầy nội lực ở cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát Vietnam Idol – Thần tượng âm nhạc mùa 2003/2004.
Dù không giành vị trí quán quân cuộc thi trong đêm chung kết diễn ra hôm 11/5 vừa qua nhưng cô gái sở hữu giọng hát hay và nụ cười lanh lảnh, lúc nào cũng tươi vui này luôn khiến khán giả cảm thấy dễ chịu khi cất lên tiếng ca.
Sau cuộc thi, Minh Thùy ít khi xuất hiện trong các sự kiện, cô trở về bên tổ ấm nhỏ ở quê nhà Quảng Trị và thỉnh thoảng tham gia các hoạt động xã hội. Dù vậy, khán giả yêu mến giọng ca sinh năm 1987 này sẽ sớm có những sản phẩm đầu tay chất lượng để đáp ứng lòng mong mỏi của họ.
Ca sĩ Như Quỳnh
Như Quỳnh có tên khai sinh là Lê Lâm Quỳnh Như (9/9/1970) tại TP.Huế nhưng quê gốc ở Đông Hà, Quảng Trị. Như Quỳnh cùng với Phi Nhung là một trong 2 nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất thập niên 90.
Từ nhỏ đã phải sống trong nghèo khó và khổ cực cho nên Như Quỳnh không có điều kiện đi học nhạc và theo đuổi đam mê của mình. Cơ duyên đến với nghề của Như Quỳnh khi cô bắt đầu tham gia tập múa cho các em nhỏ ở Nhà văn hóa thiếu nhi.
Năm 1991, cô mạnh dạn tham gia cuộc thi Cuộc thi tiếng hát truyền hình lần đầu được tổ chức ở TP.HCM và giành giải đặc biệt với số điểm tuyệt đối. 2 năm sau, cô và gia đình chuyển sang Mỹ định cư nhưng rất nhiều ca khúc gắn liền tên tuổi nữ ca sĩ này như: Chờ người, Chuyện hoa sim, Duyên phận, Mưa buồn… vẫn được yêu mến ở trong nước lẫn hải ngoại.
Ca sĩ Quang Linh
Quang Linh (tên thật: Lê Quang Linh, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1965 tại Hải Quy, Hải Lăng, Quảng Trị) là một ca sĩ chuyên hát về dòng nhạc dân ca, đặc biệt là dòng nhạc Huế. Ngoài ra, anh còn hát nhạc trẻ cũng như nhạc đương đại. Quang Linh thành công với các ca khúc: Chim sáo ngày xưa, Ai ra xứ Huế, Yêu nhau ghét nhau, Ca dao em và tôi,…
Bảo Yến
Bảo Yến (tên thật: Nguyễn Khắc Kim Yến) là một nữ ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc dân ca Trung Bộ và nhạc trữ tình của Việt Nam. Chất giọng của Bảo Yến mang đậm phong cách trữ tình đượm nét của cố đô Huế.
Ca sĩ Bảo Yến sinh ngày 27 tháng 2 năm 1958 tại đồn Mang Cá, Thành Nội Huế (nguyên quán ở Quảng Trị), được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, Bảo Yến đã có một chất giọng thiên phú, một phong cách và một giọng hát đằm thắm, trữ tình.
Bảo Yến xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Chị đã được cha mình là nghệ sĩ Thủy Triều rèn luyện và hướng nghiệp ngay từ ngày còn bé. Năm 1981, Bảo Yến được Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh mời về cộng tác ghi âm, thu hình trong những chương trình ca nhạc của Đài.
Những bài hát thành công nhất của chị giai đoạn đầu tiên là: Nói chuyện với người trong tranh của nhạc sĩ Triều Dâng, Tình ca trên biển của nhạc sĩ Thanh Tùng và Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng
Nhã Phương
Nhã Phương (tên thật: Nguyễn Khắc Kim Phượng là một nữ ca sĩ nổi tiếng một thời ở Việt Nam. Nhã Phương và người chị Bảo Yến từng là đôi song ca thành công vào thập niên 1980.
Từ bé, Nhã Phương đã tiếp xúc với đàn tranh, đàn bầu, sáo, vĩ cầm và dương cầm. Cha của chị vốn là một ca sĩ của Đài Phát thanh Huế; ông cho ba chị em Bảo Yến, Nhã Phương và Kim Tuấn học nhạc với nhạc sĩ Ôn Văn Tài – một nhạc công trong dàn nhạc hoàng gia Campuchia suốt năm năm. Gia đình chị ban đầu ở Huế, sau vào Cần Thơ lập nghiệp và từ sau 1975 thì lên thành phố Hồ Chí Minh sinh sống.
Năm 1979, Nhã Phương về làm thư kí tại Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1980, chị giành huy chương vàng Giọng hát hay miền Nam với bài hát “Trên biển xanh” và đoạt giải lần nữa vào năm 1986. Nhã Phương chính thức bước chân vào nghề ca sĩ từ năm 1982. Giữa thập niên 1980 là thời kì thành công rực rỡ của đôi song ca Bảo Yến – Nhã Phương.
Tùng Dương
Tùng Dương là dân gốc Quảng Trị, sinh vào ngày 18 tháng 9 năm 1983 tại quê ngoại Bắc Ninh
Anh được biết đến từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2004, trong đó anh đã giành chiến thắng với giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn.
Tùng Dương được biết đến như là một nghệ sĩ tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới, như electronic và New Age. Mặt khác, anh cũng chịu sự chỉ trích từ một bộ phận công chúng vì phong cách biểu diễn và trang phục khác thường. Tùng Dương thể hiện nhiều thể loại khác nhau, trong đó có pop, jazz, dân gian đương đại, New Age, electronic, world music và cả những sáng tác nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến và tình khúc 1954-1975.
Hoàng Minh Viễn
Chàng trai Quảng Trị có một tuổi thơ vất vả, từng đi chăn bò, sau này vì mê hát mà thi vào trường Đại học Văn hóa. Số phận đẩy đưa thế nào mà anh rời miền Trung vào đoàn văn công Đồng Tháp làm ca sĩ chính. Khi cuộc thi “Solo cùng Bolero” diễn ra, anh đăng ký tham gia và lọt vào vòng chung kết.
Bài hát “Lời đắng cho cuộc tình” do anh trình bày đã chinh phục ban giám khảo, với 4 điểm 10 tuyệt đối. Sau cuộc thi, Hoàng Minh Viễn ra album cùng tên để kỷ niệm cho duyên nợ của mình với dòng nhạc Bolero và tri ân tình cảm của khán giả trong và ngoài nước.
Cáp Anh Tài
Tên đầy đủ : Cáp Xuân Anh Tài, Sinh ngày : 12/11, tại Thành phố Đông Hà -Quảng Trị
Là cựu trưởng ban Văn nghệ trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trưởng nhóm nhạc mang tên “Trẻ”. Giải nhất các nhóm nhạc Đà Nẵng.
Các giải thưởng: Giải nhất tiếng hát truyền hình Quảng Trị.
Huy chương vàng tiếng hát Miền Trung
Giải nhất Cuộc thi tiếng hát HSSV Đà Nẵng.
Nhiều giải thưởng khác.
Trần Tâm
Trần tâm sinh năm 1978, là người gốc Hải Dương Hải Lăng Quảng Trị
Học trung cấp Nhạc viện, từng đoạt giải ca sĩ trẻ triển vọng cuộc thi Tiếng hát truyền hình toàn quốc, được công ty Bạn yêu nhạc ký độc quyền…
Những thuận lợi ban đầu ấy có lẽ chưa giúp gì cho Trần Tâm. Trần Tâm thích những bài có chút rock nhưng ca từ phải tình cảm, nên khó tìm bài phù hợp. Thế là Tâm quyết định sáng tác và mạnh dạn giới thiệu album đầu tiên “Đến với anh”. Nếu không có các ca khúc Hãy đến
với anh, Trọn đời nhớ em và Yêu vội vàng, chắc người nghe sẽ đánh giá album rất thường.
Thường vì cũng như bao ca sĩ khác, vội vàng nhét cho đủ bài và vội vàng giới thiệu album. Với ba bài hát do mình sáng tác, Trần Tâm bỗng khác đi. Riêng bài Hãy đến với anh nhanh chóng được các ca sĩ mới hát lại. Và Tâm quyết đứng trên đôi chân của mình, dù biết sẽ mệt mỏi.
Từ khi về tay ông bầu Vĩnh Thuyên Trần tâm đã gặt hái một số thành công nhất định khi được giới trẻ yêu thích với bài Sau một tình yêu. Vĩnh Thuyên đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch hóa sao cho Trần Tâm. Con đường vừa sáng tác, vừa hát còn mới mẻ với nhiều ca sĩ trẻ hiện nay, nhưng với Trần Tâm, dù chưa thật sự thành công nhưng chí ít cũng đã tạo nên một phong cách riêng của mình..